Việc vệ sinh bồn cầu là công việc không thể thiếu của các chị em nội trợ, để làm sao tẩy rửa sạch bồn cầu mà không cần nước tẩy, viên tẩy, vim mà vẫn giữ cho bồn cầu luôn sạch sẽ, và không ảnh hưởng đến chất lượng của bồn cầu. Vậy làm thế nào để bồn cầu không cần nước tẩy, viên tẩy, vim: An toàn, hiệu quả.
Nội dung
Sự thật về nước tẩy, viên tẩy và Vim tẩy bồn cầu
Nước tẩy bồn cầu: Axit mạnh trong chất tẩy không chỉ gây kích ứng da, mắt, đường hô hấp mà còn ăn mòn men sứ bồn cầu, làm mất đi chất men bảo vệ và công nghệ men chống bám bẩn, khiến bồn cầu dễ bám bẩn và nhanh ố vàng hơn. Nếu bồn cầu nhà bạn có các chi tiết chất liệu nhựa, nước tẩy rửa sẽ làm hư hỏng và ngã vàng.
Viên tẩy bồn cầu: Các hóa chất trong viên tẩy không chỉ gây hại sức khỏe và hệ vi sinh trong bồn tự hoại có thể làm hỏng các bộ phận bằng cao su trong hệ thống xả bồn cầu, gây rò rỉ và lãng phí nước.
Vim tẩy bồn cầu: Tương tự như nước tẩy, Vim cũng cũng chứa các chất tẩy rửa có thể gây kích ứng, ăn mòn và ảnh hưởng đến môi trường.
Vậy làm thế nào để làm sạch bồn cầu một cách an toàn và hiệu quả?
Dưới đây là những giải pháp thay thế không chỉ an toàn cho sức khỏe và môi trường mà còn giúp bảo vệ bồn cầu của bạn:
Baking soda và giấm:
- Trộn Baking soda và giấm thanh hỗn hợp sệt
- Thoa điều lên bề mặt bồn cầu, đặc biệt là những nơi có vết bẩn cứng đầu
- Để yên trong vòng 30 phút đến 1 tiếng
- Dùng bàn chải cọ sạch và xả nước
Chanh và muối:
- Vắt nước cốt chanh lên bề mặt bồn cầu
- Rắc muối lên trên
- Để khoảng 1 tiếng rồi cọ rửa và xả nước
Coca Cola:
- Đổ Coca Cola vào bồn cầu.
- Để qua đêm rồi cọ rửa và xả nước. Axit phosphoric trong Coca-Cola có thể giúp đánh bay vết bẩn hiệu quả.
Sản phẩm tẩy rửa sinh học:
Sử dụng các sản phẩm tẩy rửa bồn cầu có nguồn gốc sinh học, chứa enzyme và vi sinh vật có lợi để phân hủy chất bẩn 1 cách tự nhiên.
Nước rửa chén, xà phòng (pH 5-7):
- Các sản phẩm này có độ pH trung tính, không gây hại cho men sứ và các bộ phận của bồn cầu.
- Pha loãng với nước và dùng cọ rửa bình thường
Mẹo giữ bồn cầu luôn sạch sẽ:
- Cọ rửa thường xuyên: ít nhất 1 lần/tuần
- Xả nước sau mỗi lần sử dụng: ngăn ngừa vết bẩn tích tụ
- Sử dụng bàn chải riêng: TRánh lây lan vi khuẩn
- Lau khô bồn cầu: Ngăn ngừa nấm mốc phát triễn
- Đổ giấm trắng: Khử trùng và khử trùng định kỳ
Đừng để những sản phẩm tẩy rửa hóa học độc hại làm hỏng bồn cầu và gây hại cho sức khỏe của bạn. Hãy lựa chọn những giải pháp làm sạch an toàn hiệu quả và thân thiện với môi trường để bảo vệ sức khỏe chính mình và gia đình.